SÂN KHẤU NGHỆ THUẬT TRƯƠNG HÙNG MINH (22 Vĩnh Viễn, Phường 2, Quận 10, TP.HCM)
0707529191

NSƯT Công Ninh

NSƯT Công Ninh tên đầy đủ là Nguyễn Công Ninh (sinh ngày 28 tháng 1 năm 1962) là một diễn viênđạo diễn người Việt Nam. Ông là chủ nhiệm Khoa đạo diễn tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM. Công Ninh từng đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc nhất, được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (2011).

Lúc nhỏ và học tập[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 13 tuổi, vì nhà nghèo nên ông phải nghỉ học, giúp gia đình bằng cách buôn bán từ trà đá cho đến bánh cam, khoai mì. Nhưng một năm sau, ông xin gia đình đi học lại và từ đó khá suôn sẻ.

Năm 18 tuổi, Công Ninh thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II. Trong buổi thi năng khiếu, thấy ông thú thật, không kịp chuẩn bị tiểu phẩm, ban giám khảo châm chước, cho ông một tiểu phẩm để dự thi. Vào vai cậu bé đi chợ mua thuốc và khi về đến nhà, mẹ đã chết, ông diễn bằng tất cả bản năng để lột tả nỗi đau đớn. Ngặt nỗi, ông càng khóc, khán giả bên dưới càng cười. Ông khóc nhỏ, khán giả cười nhỏ. Ông khóc lớn, khán giả cười ầm. Nghĩ giấc mơ làm diễn viên đã tiêu tan, nhưng một tháng sau, ông nhận được giấy báo của trường và còn là á khoa.

Sau 4 năm học, Công Ninh tốt nghiệp loại xuất sắc. Thành tích này giúp ông giành được một trong hai suất học bổng du học. Năm 1984, ông lên đường sang Liên Xô, theo học khoa Đạo diễn sân khấu tại Đại học Sân khấu – Điện ảnh Leningrad (nay là Sankt-Peterburg) và lấy được bằng thạc sĩ.[1]

Chuyến du học 5 năm, nhưng hai lần suýt bị trả về nước. Lần đầu do ông làm mất hộ chiếu, bị giữ lại khu tập trung 1 tháng. Khoảng thời gian đó không khác gì cực hình vì buồn chán không có việc gì làm, vừa lo sợ bị gửi trả về nước. May mắn là sau khi có kết quả xác minh của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, Công Ninh được cấp lại hộ chiếu. Năm học dự bị đầu tiên, do chưa quen với khí hậu lạnh của Liên Xô, Công Ninh thường dậy muộn, đi học trễ. Tình trạng này kéo dài liên tiếp nên khoa quyết định buộc ông thôi học, trở về nước. Lại một may mắn nữa đến với Công Ninh khi thầy trưởng khoa xin cho ông thêm cơ hội thử thách. Ông phải diễn một tiểu phẩm đủ sức thuyết phục các thầy cô cho ở lại. Công Ninh đã chọn diễn vai quan thanh tra Khlestakov trong tác phẩm Quan thanh tra của nhà văn Nikolai Vasilyevich Gogol. Công Ninh từng diễn tác phẩm này rất thành công trong bài thi tốt nghiệp tại Việt Nam nên ông rất tự tin. Nhờ sự lựa chọn thông minh, Công Ninh đã được ở lại và từ đó chuyên tâm học tập.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1990, Công Ninh trở về Việt Nam với tấm bằng thạc sĩ nghệ thuật. Bắt tay vào dựng 2 bài thi tốt nghiệp là Elena thân yêu và Gã giang hồ quốc tế. Cả hai vở đều được các thầy cô cũng như giới chuyên môn đánh giá cao, nhưng ông vẫn trong tình trạng thất nghiệp.

Một thời gian sau, Công Ninh được phân công về làm giảng viên tại Trường Nghệ thuật Sân khấu II và dồn hết tâm huyết vào công tác giảng dạy. Nổi bật học trò nổi tiếng như: diễn viên Minh Béo, Ngọc Tưởng, Thanh Thúy, Ngọc Trinh, Lê KhánhHòa HiệpTiết Cương,... hay đạo diễn Vũ Ngọc ĐãngNguyễn Quang Dũng, Nhật Trung (Trung Lùn).

Năm 1994, khi câu lạc bộ thể nghiệm sân khấu 5B Võ Văn Tần tìm đạo diễn dựng vở Dạ cổ hoài lang và Công Ninh may mắn được lựa chọn và bắt tay dàn dựng. Vở kịch quy tụ dàn diễn viên sáng giá nhất của làng kịch nói miền Nam thời đó như Thành LộcViệt AnhHồng Vân và Quốc Thảo cùng đóng góp dàn dựng đã tạo nên một tác phẩm nổi tiếng để đời.

Năm 1995Dạ cổ hoài lang giành huy chương vàng tại Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và Công Ninh đoạt giải Đạo diễn xuất sắc.[2]

Năm 1996, Công Ninh được đạo diễn Lê Hoàng mời vào vai lính giải phóng Tấn trong phim Ai xuôi vạn lý. Năm 1999, bộ phim này giúp ông đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12.[3]

Sự nghiệp của Công Ninh đã dựng trên 50 vở kịch sân khấu, truyền hình, đóng nhiều tác phẩm điện ảnh và giành một số giải thưởng.

Danh sách các vở kịch, phim truyện và chương trình tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

Các vở kịch[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cõi tình
  • Lò heo quay
  • Sống thử
  • Đảo thiên đường
  • Những kẻ độc thân

Phim truyện[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đàn ông phải thế 2015 - tập 9: người chơi (tham gia cùng vợ)[7]
  • Ký ức vui vẻ (2019- mùa 2- tập 14): Người chơi (thập niên 70)
  • Ký ức vui vẻ (2021- mùa 3- tập 11): Khách mời (cùng đoàn phim Mẹ con đậu đũa)